Trang chủ Thích nghi vật nuôi vào bể san hô

Thích nghi vật nuôi mới vào bể san hô của bạn có thể là một bước quan trọng đầu tiên trong cấy ghép vật nuôi thành công vào bể nhà của bạn.

Bạn có thể muốn hoặc cần phải dần dần điều chỉnh vật nuôi mới của bạn thích nghi với một số các thông số nước hoặc điều kiện bể. Quá trình thích nghi này quan trọng như thế nào phụ thuộc vào loại vật nuôi cũng như sự khác biệt giữa các điều kiện vật nuôi quen sống so với các điều kiện trong bể của bạn. Các thông số chính có thể cần thích nghi bao gồm:
• Nhiệt độ của nước
• Độ mặn của nước
• pH của nước
• Sự tăng lên đáng kể cường độ ánh sáng

Thích nghi với điều kiện nước

Nếu bạn mua phần lớn các vật nuôi của bạn từ cùng một nguồn và bạn có thể điều chỉnh thông số nước cơ bản của bạn phù hợp với với nguồn đó thì quá trình thích nghi có nhiều khả năng thành công.
Thích nghi với nhiệt độ. Tất cả các vật nuôi cần được thả nổi cùng với túi vận chuyển của chúng trong 15-30 phút trong bể lọc, bể chính để cho phép nhiệt độ nước trong túi vận chuyển từ từ điều chỉnh để phù hợp với bể của bạn. Điều này thường được coi là yêu cầu thích nghi “tối thiểu” và tất cả các vật nuôi cần phải trải. Điều này đặc biệt quan trọng nếu như vật nuôi đã phải chịu nhiệt độ cao hoặc thấp bất thường do vận chuyển.
Thích nghi độ mặn và các thông số hóa học nước khác. Điều này là quan trọng nếu có nhiều hơn khoảng 0,001 một sự khác biệt giữa bể của bạn với bể bắt vật nuôi. Cá nói chung chịu đựng khá tốt sự khác biệt của nước, nhưng một số động vật không xương sống như động vật da gai có thể cực kỳ nhạy cảm và thích nghi có thể dễ dàng tạo sự khác biệt giữa thành công và cái chết gần như ngay lập tức của vật nuôi. Thông thường bạn sẽ không biết những khác biệt trong điều kiện hóa học của nước là gì, vì vậy thường tốt nhất là giả định rằng có một sự khác biệt đáng kể và tính đến sự khác biệt này. Để thích nghi với độ mặn (cũng như tất cả các thông số nước khác như pH), bạn sẽ cần phải dần dần thêm nước bể vào nước trong túi vận chuyển. Việc này được thực hiện nhanh như thế nào phụ thuộc vào loại vật nuôi.
Đối với cá, nhiều người chỉ cần cân bằng nhiệt độ và cho rằng thế là đủ, nhưng nếu bạn muốn thận trọng hơn thì có theo cách tiếp cận: cho phép nhiệt độ để cân bằng cho khoảng 15 phút, sau đó mở túi vận chuyển và thêm nước bể đủ gấp đôi lượng nước trong túi. Sau khoảng 15 phút, bạn có thể thả cá vào bể. Bạn không nên cho nước từ túi vận chuyển vào bể, vì nó có thể chứa đồng hoặc chứa chất gây ô nhiễm không mong muốn khác. Cá nhân tôi giữ miệng túi đủ để cho nước chảy vào một bình trong khi vẫn giữ cá trong túi. Khi đổ hết nước, cá có thể đổ trượt ra khỏi túi vào trong bể. Tôi tin rằng điều này là dễ dàng hơn đối với cá so với việc đổ cá vào một cái bát và bắt bằng lưới để thả vào bể vì lưới có thể làm xước da của cá. Một số người thích để giữ cá trong một chiếc bể kiểm dịch, mà trong đó họ thả cá mới trong một vài tuần để đảm bảo rằng chúng là không có bệnh và tập cho ăn trước khi đưa chúng vào bể chính bởi vì hầu như không thể bắt riêng một con cá để tách riêng điều trị trong một bể đầy đá sống. Những bể này kiểm dịch đôi khi thường được xử lý bằng dung dịch chứa đồng để giúp tiêu diệt bất kỳ loại ký sinh trùng nào. Cá nhân tôi không phải là một người ủng hộ việc cho toàn bộ cá tắm trong các dung dịch độc hại có chứa đồng, tôi cũng không muốn mạo hiểm đồng lọt vào bể san hô thông qua thả cá.v.v. Vì vậy, tôi không sử dụng một chiếc bể kiểm dịch, nhưng nói chung nếu bạn có điều kiện để thiết lập một bể kiểm dịch là một ý tưởng tốt đối với những con cá không an toàn để có thể điều trị và giám sát nếu cần.
Tất cả các san hô, cho dù họ là SPS, LPS hoặc các loại san hô mềm, có vẻ tốt với quá trình thích nghi 2 bước như mô tả đối các loài cá, chỉ ngoại trừ vật nuôi có thể được nâng lên khỏi mặt nước và đặt trong bể san hô ở cuối của quá trình. Một bước có thể được thêm vào cho san hô SPS là sử dụng dung dịch nhúng (dip) san hô. Đây là một dung dịch mà bạn có thể thêm vào túi vận chuyển mà được cho là sẽ giết chết vi khuẩn không mong muốn. Tôi đôi khi sử dụng giải pháp này và khó để biết được là tốt hơn hay không. Một ví dụ, hai lần tôi đã nhận được các nhánh san hô (frags), gần như bị tẩy trắng ngay. Trong cả hai trường hợp, tôi mua lại một nhánh khác từ cùng một nguồn đó và lần này xử lý bằng dung dịch nhúng san hô. Trong cả hai trường hợp, các mảnh thứ hai sống. Cảm giác của tôi là rằng việc nhúng không có vẻ làm tổn thương và trong thực tế có thể giúp san hố sống.
Động vật không xương sống vận động như tôm, ốc, sao biển, nhím biển, hải sâm.v.v.. có thể là nhạy cảm nhất khi thay đôi môi trường nước. Vì lý do này, quá trình thích nghi thường kéo dài hơn với những lượng bổ sung nước nhỏ hơn. Lý tưởng là thiết lập một hệ thống nhỏ giọt chậm nước của bể thêm vào túi vận chuyển cho một khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Vào cuối thời gian nhỏ giọt, lượng nước trong túi vận chuyển có thể tăng gấp ba. Nếu không có đủ chỗ, nước trong túi vận chuyên nên được loại bỏ bớt và bỏ đi. Cách khác là lượng nước nhỏ hơn có thể được thêm bằng tay cứ mỗi 10 phút/lần hoặc lâu hơn. Quá trình này tương tự có thể được sử dụng với các loại vật nuôi cũng như nếu bạn muốn thận trọng.
Tôm gần như ngay lập tức có thể chết và sao biển (brittle star) có thể gãy cánh của chúng khi thả vào bể mà không được thích nghi. Nếu bạn gặp những vấn đề này ngay sau khi thả vật nuôi mới vào bể của bạn, bạn cần phải xem xét lại bạn đã làm thế nào để thích nghi chúng. Ngay cả những con ốc sên nhỏ bé cũng là một sinh vật khá nhạy cảm và ít khi được thích nghi. Đó là lý do tại sao đôi khi tỷ lệ tử vong cao của ốc ngay sau khi đưa vào bể.
Có một ngoại lệ đối với việc không cho thêm nước túi vận chuyển vào bể là thả bọt biển. Bọt biển không bao giờ được tiếp xúc với không khí vì có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của bọt biển và làm nó chết. Sau khi thích nghi, toàn bộ túi vận chuyển nên được đưa vào vào bể và lấy miếng bọt biển ra trong nước bể.

Thích nghi với ánh sáng

Xem xét sự thích nghi quan trọng khác là ánh sáng của bạn. Điều này chỉ áp dụng đối với các sinh vật ít vận động như san hô hay trai. Rõ ràng là cá và động vật không xương sống vận động có thể điều chỉnh môi trường xung quanh. Nếu ánh sáng trong bể của bạn là tương tự hoặc ít hơn bể mà vật nuôi được bắt ra, bạn không cần phải lo lắng ánh sáng thích nghi. Mặt khác, nếu bạn đang sử dụng một hệ thống chiếu sáng công suất cao, đèn MH công suất đặc biệt cao thì cần chăm sóc kỹ hơn khi thêm vật nuôi vào bể. Chúng có thể bị đốt cháy bởi cường độ ánh sáng tăng đột ngột. Trong trường hợp của san hô SPS, san hô có thể bị tẩy trắng một cách nhanh chóng hoặc chết mặc dù san hô này ưa ánh sang mạnh. Trong trường hợp này, quá trình thích nghi thông thường là đặt bất kỳ vật nuôi mới ở dưới đáy của bể trong một thời gian khoảng một tuần để điều chỉnh hệ thống chiếu sáng cơ bản. Cường độ ánh sáng ở dưới đáy bể sẽ ít hơn so với cường độ lên trên cấu trúc rạn san hô. San hô hoặc trai (sò) sau đó có thể được đặt vào vị trí cuối cùng của nó sau khi ở đáy bể 1 tuần trở lên. Một số người khuyên bạn nên nhích dần vật nuôi tới vị trí cuối cùng của nó trong nhiều tuần, nhưng tôi đã không bao giờ thấy cách này là cần thiết và đôi khi không thực tế.

Quá trình thích nghi điển hình của san hô SPS

San hô đã đến nhà an toàn từ tiệm cá. Chú ý rằng mỗi con san hô SPS được buộc chung vào một miếng xốp. Một tiệm cá tốt nên luôn làm điều này vì nó giúp bảo vệ san hô khỏi bị hư hại.

Túi đã được mở ra và đặt vào các bể lọc ở một vị trí mà chúng không bị đổ. Trong trường hợp này, tôi được thêm khoảng 1/2 bát nước mỗi 15 phút trong hơn 1 khoảng thời gian nửa giờ. Các bể mà nhánh san hô này được lấy ra có độ mặn thấp 1,021 và bể của tôi là khoảng 1,025, sự thích nghi chậm như vậy là cần thiết.

Đây là dung dịch nhúng san hô tôi đôi khi sử dụng. Những nhánh san hô đặc biệt này chất lượng rất tốt và tôi muốn phải rất cẩn thận với chúng, do đó, tôi đã sử dụng nhúng như hướng dẫn. Dung dịch nhúng được thêm vào cho vào các túi vận chuyển các vật nuôi (10 giọt/lít) và được phép để trong khoảng 8 phút. Dung dịch nhúng này không nên cho vào bể chính.

Nếu nhánh san hô được gắn vào một cục đá nền, tôi sử dụng keo epoxy dưới nước hiệu AquaStik để gắn kết các mảnh vào vị trí mong muốn. Nếu nhánh san hô chưa gắn, đầu tiên tôi sẽ sử dụng keo siêu dính để gắn kết các mảnh đế san hô hoặc đá và sau đó sử dụng AquaStik như trước.

Dưới đây là các nhánh san hô gắn kết an toàn. Thông thường, tôi sẽ đặt nhánh san hô trong đáy bể trong 1 tuần trước khi gắn để ngăn ánh sáng có thể gây sốc, nhưng tôi biết rằng những nhánh san hô này được lấy ra một chiếc bể với ánh sáng tương tự, vì vậy đã gắn chúng trên đá sống ngay lập tức.

Nguồn: reefcorner.com – Biên dịch: LPCUONG VietReef


[Quay lại]

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG


» Bể cá có hàm lượng dinh dưỡng thấp
» Sách hướng dẫn làm bể cá cảnh biển
» Nước mặn trong bể san hô

2024 © Nhân Nguyễn Aquarium

Designed & Maintained by NamPhin.com

10 Bàu Năng 3 - Liên Chiểu - Đà Nẵng
090 1340011 - 0905138899   cacatuankhoi381@gmail.com